Công ty CP Thu nợ Minh Tín đã có thâm niên hàng chục năm hoạt động đòi nợ thuê. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đòi nợ và tư vấn xử lý nợ giúp khách hàng trực tiếp thu hồi nợ. Đòi nợ hợp pháp là yêu cầu tuyệt đối từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, đa số chủ nợ cũng thường xuyên đưa ra hỏi về các cách đòi nợ đúng luật? Làm thế nào để đòi nợ hiệu quả và đúng luật ? Trả lời các câu hỏi dưới đây sẽ mang đến câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của họ.
1. Tôi có được đe dọa con nợ không?
Nhất tội nhì nợ. Đó là hai nỗi sợ hãi lớn nhất của đời người. Có sợ đương nhiên sợ rồi. Có nợ, con nợ nào chả lo lắng, sợ hãi, bất an. Chỉ sợ chủ nợ đòi tiền, siết tài sản, kiện tụng. Sợ mất uy tín, danh dự. Sợ dư luận xã hội…
Khi con nợ có tiền. Và SỢ, bạn sẽ đòi được nợ.
Nếu con nợ chưa sợ. Có cần thiết “đe dọa” để con nợ sợ không?
Đe dọa người khác có phạm tội không?
Có hai đáp án: CÓ và KHÔNG.
Câu trả lời số 1: Cần “gây sức ép” để con nợ sợ chứ. Vấn đề là phải “gây sức ép hợp pháp”
Khi đối tác vi phạm hợp đồng, chậm trả tiền. Hãy “dọa” họ bằng cách như:
- Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Ngừng hợp tác trong tương lai
- Khởi kiện tại Tòa án
- Cung cấp thông tin cho báo chí, phương tiện truyền thông
- Thuê công ty đòi nợ…
>> Xem thêm: Cách đòi nợ tế nhị giúp bạn lấy lại tiền sau 1 nốt nhạc
Câu trả lời số 2: Không “đe dọa bất hợp pháp”, như:
- Đe dọa giết người
- Đe dọa thực hiện các hành vi xâm hại sức khỏe, thân thể
- Đe dọa xâm phạm bí mật đời tư: hình ảnh, clip có nội dung nhạy cảm
- Đe dọa tống tiền, cưỡng đoạt tài sản
- …
>> Xem thêm: 5 cách đòi nợ cá nhân hiệu quả nhất chưa từng được tiết lộ
Khi bạn băn khoăn về các cách đòi nợ đúng luật, hợp pháp, không biết đâu là cách gây sức ép đòi nợ hợp pháp, đâu là đe dọa bất hợp pháp. Bạn bên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia hành nghề luật để có được lời khuyên hợp lý, biết được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
2. Tôi được đòi nợ trên facebook không?
Đòi nợ trên mạng xã hội đang là xu hướng “hot” hiện nay. Nhiều người đã tố khách hàng lên facebook để đòi nợ và đã thành công.
Đòi nợ bằng facebook như thế nào? Bạn chỉ cần viết một status đòi nợ hay, kèm theo hình ảnh con nợ, giấy vay tiền… tag con nợ, bạn bè, người thân của họ vào.
Dĩ nhiên, không ai cấm bạn sử dụng cách đòi nợ trên facebook, nhưng phải đúng luật. Bạn phải có đủ chứng cứ về việc nợ tiền của con nợ. Nếu chỉ là thông tin bịa đặt không có căn cứ, bạn có thể bị xử lý về hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của người khác.
3. Đòi nợ không giấy tờ có được không?
Đòi nợ không giấy tờ gây bất lợi lớn cho bạn. Con nợ có quyền từ chối trả tiền. Đây là điều bất lợi của việc cho vay tiền không có giấy tờ.
>> Xem thêm: 7 cách đòi nợ không giấy tờ hiệu quả: có thể bạn chưa biết
Nếu bạn khởi kiện, Tòa án từ chối thụ lý.
Ngay cả khi vụ án được thụ lý, Tòa án sẽ bác yêu cầu khởi kiện đòi nợ.
Bạn không có giấy tờ vay tiền, còn có gì khác không?
Chuyển tiền qua tài khoản, ủy nhiệm chi là các chứng cứ trực tiếp chứng minh cho việc bạn đã chuyển tiền cho bên vay.
File ghi âm, tin nhắn, email … có sự thừa nhận của con nợ có thể được xem là chứng cứ xác định có việc vay nợ.
Khi bạn không có bất kỳ giấy tờ nào hoặc các chứng cứ nêu trên, bạn cần cẩn trọng vận dụng cách đòi nợ đúng luật. Hãy tránh việc thực hiện các hành vi vu khống, bôi nhọ, xâm hại danh dự, uy tín của người khác đã “trốn nợ”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bạn.
4. Bắt, giam, giữ, nhốt, đánh đập, siết tài sản của con nợ
Đây là các cách đòi nợ trái pháp luật. Các hành vi trên có thể đủ dấu hiệu cấu thành các tội:
– Tội giam giữ người trái pháp luật
– Tội cưỡng đoạt tài sản
– Tội làm nhục người khác
– Tội cố ý gây thương tích
– Tội cướp tài sản
Họ nợ bạn không trả. Họ sai. Nhưng nhiều khi đó chỉ là tranh chấp dân sự. Bạn không có quyền bắt, giam giữ, đánh đập, làm nhục, cưỡng đoạt tài sản để đòi nợ. Nếu thực hiện, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Chủ nợ trở thành người phạm tội. Con nợ thành người bị hại là vậy.
5. Thuê công ty đòi nợ có phạm tội không?
Đòi nợ thuê phạm tội gì? Thuê người đòi nợ có phạm tội?… Câu trả lời là không. Các công ty đòi nợ thuê phải được thành lập hợp pháp. Người thành lập, điều hành, hoạt động đòi nợ trong công ty đòi nợ thuê phải có đủ điều kiện về bằng cấp và các điều kiện khác để bảo đảm an ninh trật tự theo quy định của pháp luật.
>> Vui lòng tham khảo bài viết: Đòi nợ thuê phạm tội gì? Câu hỏi không của riêng ai
Công ty đòi nợ thuê cũng phải tiến hành các biện pháp, cách đòi nợ hợp pháp. Họ không được thỏa thuận, tiến hành các biện pháp đòi nợ trái pháp luật.
Dĩ nhiên, chủ nợ và công ty đòi nợ không được thuê thỏa thuận về các biện pháp đòi nợ trái pháp luật nhằm cưỡng đoạt tài sản, xâm phạm tính mạng, sức khỏe con nợ. Nếu không, các bên sẽ đồng phạm về các tội giết người, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản…
6. Thuê “xã hội đen” đòi nợ
Đây là phương pháp đòi nợ đáng sợ nhất, nhiều rủi ro nhất. Quan hệ với “xã hội đen” rất dễ là con dao hai lưỡi.
Chủ nợ dường như không thể kiểm soát được dân giang hồ, xã hội đen sẽ làm điều gì. Miễn là đòi được nợ. Khi mà ngay cả các đối tượng giang hồ cũng có thể không kiểm soát được chính hành vi, lời nói của họ. Nếu họ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của con nợ. Chủ nợ cũng có thể bị vào vòng lao lý. Họ phạm tội, chủ nợ có thể là đồng phạm.
>> Tham khảo bài viết: Nên sử dụng công ty đòi nợ thuê hay giang hồ đòi nợ ?
Họ có thể rất sòng phẳng, có làm có hưởng. Nhưng cũng có thể rất vô đạo đức. Không đòi được tiền, quay trở lại đòi tiền chủ nợ.
Đừng đòi hỏi, kỳ vọng quá nhiều vào nhân phẩm của họ. Họ có thể không bị ràng buộc bởi bất cứ ai, bất cứ luật lệ nào. Luật giang hồ có lẽ là thứ ngự trị duy nhất, nhưng cũng không thể ràng buộc được những kẻ bất hảo, bất tín.
Là dân giang hồ, xã hội cho vay, họ sẽ sử dụng chính lực lượng giang hồ đi đòi nợ. Đó là điều “tất nhiên”. Nợ ai chứ không mấy kẻ dám “dây” vào xã hội đen là vậy.
Là người dân bình thường có nợ cần đòi, tốt nhất không nên “dính” vào giang hồ đòi nợ thuê.
7. Căng băng rôn đòi nợ có phải là cách đòi nợ đúng luật?
Pháp luật không cấm căng băng rôn đòi nợ. Điển hình là các vụ căng băng rôn yêu cầu các chủ đầu tư dự án trả nợ.
Khi các chủ nợ “thấp cổ bé họng” đòi mãi không được. Con nợ thì chây ỳ không chịu hợp tác trả nợ. Họ căng băng rôn đòi nợ. Con nợ sợ mất danh dự, uy tín và nhanh chóng trả nợ.
Cách đòi nợ này khá tiêu cực. Nhưng chắc chắn là cách đòi nợ đúng luật, hiệu quả. Người tiến hành cần tránh ảnh hưởng an ninh trật tự, gây cản trở giao thông.
>> Xem thêm: 5 cách đòi nợ gây nhục nhã của các công ty thu hồi nợ
Dĩ nhiên, bạn gây thiệt hại đến uy tín của con nợ, buộc họ phải trả nợ. Nhưng ngược lại, uy tín của chủ nợ cũng phần nào bị ảnh hưởng. Đó là điều nên cân nhắc trước khi áp dụng biện pháp này.
Bình luận