Nợ khó đòi, không phải là không thể đòi. Công ty CP Thu nợ Minh Tín đã thu hồi được rất nhiều khoản nợ khó đòi của các tổ chức, cá nhân trên cả nước. Chúng tôi đã làm được và muốn các chủ nợ có thể tự làm được việc này. Dưới đây là các cách thu hồi nợ khó đòi hiệu quả nhất.
1. Nợ khó đòi là gì ?
Nợ được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Việc phân loại nợ giúp cho các chủ nợ, nhất là các chủ nợ doanh nghiệp, tổ chức tài chính… có dư nợ lớn, lượng khách hàng nhiều đưa ra chiến lược, kế hoạch, biện pháp đòi nợ phù hợp, hiệu quả.
Căn cứ vào khách nợ, nợ được phân loại làm 2 loại: nợ doanh nghiệp, nợ cá nhân.
Căn cứ vào yếu tố tài sản bảo đảm cho khoản nợ, nợ được phân loại làm 2 loại: Nợ có tài sản bảo đảm, nợ không có tài sản bảo đảm
Căn cứ vào thời hạn trả nợ, nợ được phân loại thành 2 loại: nợ trong hạn, nợ quá hạn
Theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 05 nhóm:
– Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Các chủ nợ luôn băn khoăn: làm thế nào để thu hồi nợ khó đòi?
Vậy nợ khó đòi là gì ? Theo wikipedia.org, nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
>> Xem thêm các nội dung liên quan về nợ xấu, nợ khó đòi tại Wikipedia.org tại link: https://vi.wikipedia.org/wiki/No_xau
Chúng ta có thể đưa ra khái niệm: Nợ khó đòi (còn gọi là nợ xấu) là các khoản nợ mà chủ nợ đã cố gắng, áp dụng nhiều biện pháp đòi nợ nhưng không thu hồi được.
2. Làm thế nào để nhận biết nợ khó đòi?
– Các khoản nợ quá hạn trên 91 ngày.
– Các khoản nợ đã được gia hạn nhưng khách hàng không trả nợ đúng cam kết
– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng
– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
– Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng;
– Có nợ xấu tại nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế;
– Các chỉ tiêu tài chính của con nợ (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của con nợ bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
– Con nợ không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của chủ nợ để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
– Con nợ bị phá sản, giải thể
– Con nợ chết, mất tích
– Con nợ bỏ trốn khỏi trụ sở, nơi cư trú
– Con nợ có dấu hiệu tẩu tán tài sản
– Con nợ không tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không có công việc, nghề nghiệp ổn định
– Con nợ không có tài sản, sống phụ thuộc người khác…
…
3. Cách thu hồi nợ khó đòi?
– Đàm phán thu hồi nợ khó đòi:
Bạn sẽ nói: Đã là nợ khó đòi, cần gì phải đàm phán, thương lượng nữa.
Vậy tại sao nên đàm phán thu hồi nợ? Bạn cần “cân nhắc”, chứ không phải “bắt buộc” áp dụng biện pháp này, nhất là đối với các khoản nợ khó đòi.
Để đưa ra quyết định đàm phán hay không, Bạn cần đánh giá các vấn đề sau:
– Nguyên nhân phát sinh nợ khó đòi:
+ Hồ sơ công nợ chưa hoàn thiện, chưa đủ tính pháp lý?
+ Con nợ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?
+ Con nợ không có khả năng trả nợ?
+ Con nợ cố tình từ chối, chây ỳ trả nợ?
+ Con nợ thiện chí hợp tác nhưng cần kéo dài thời gian trả nợ?
– Các biện pháp đòi nợ đã áp dụng:
+ Bạn đã áp dụng các cách đòi nợ nào?
+ Bạn đã thường xuyên, sát sao trong việc đòi nợ chưa?
+ Phản ứng của khách hàng trước những biện pháp đòi nợ đã áp dụng?
+ Mục tiêu, chiến lược, Quy trình, kế hoạch, nhân viên đòi nợ đã chuyên nghiệp, hiệu quả chưa?
>> Xem thêm: Cách đòi nợ doanh nghiệp hiệu quả: có thể bạn chưa biết
– Các rủi ro có thể phát sinh:
+ Con nợ sẽ còn chây ỳ, coi thường, không hợp tác.
+ Khoản nợ tiếp tục kéo dài?
+ Con nợ sẽ bỏ trốn?
+ Con nợ sẽ tẩu tán tài sản?
…
– Ba câu hỏi cốt tử:
+ Hồ sơ công nợ có giá trị pháp lý không?
+ Khách hàng có khả năng trả nợ không?
+ Điều khách hàng sợ nhất khi xử lý nợ là gì?
– Biện pháp gây sức ép đòi nợ:
Bạn biết điều gì khách hàng sợ nhất, lo ngại nhất? Bạn sẽ có biện pháp đòi nợ hiệu quả nhất tương ứng.
Con nợ sợ mất uy tín, danh dự? Con nợ là cán bộ viên chức nhà nước? Con nợ là doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu trên thị trường?
Bạn tiến hành các biện pháp đòi nợ có thể làm tổn hại uy tín của họ? Bạn sử dụng mạng xã hội đòi nợ? Cung cấp thông tin vụ việc trên các phương tiện báo chí, truyền thông? …
Dĩ nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Đây cũng là biện pháp chứa đựng rất nhiều rủi ro.
>> Vui lòng tham khảo: 5 cách đòi nợ gây nhục nhã của các công ty thu hồi nợ
Họ có phải dân Anh Chị, giang hồ, xã hội đen không? Đừng gây sức ép quá đáng lên những kẻ giang hồ, bất chấp. Họ có thể làm bất cứ điều gì để gây tổn hại tới bạn, gia đình, người thân, tài sản… của bạn.
Bạn đưa thông tin lên mạng xã hội, báo chí? Rủi ro, sự cố truyền thông hoàn có thể toàn xảy ra hủy hoại chính bản thân, doanh nghiệp của bạn.
Hãy cân nhắc tất cả các rủi ro, bất lợi có thể xảy ra.
Bạn cũng có thể chính là người bị mất danh dự, uy tín. Thông tin nợ nần không hẳn tốt đẹp gì.
– Biện pháp khởi kiện đòi nợ
Nếu hồ sơ đầy đủ pháp lý, con nợ còn tiền, và còn tài sản. Nếu các biện pháp đôn đốc, đàm phán không hiệu quả. Bạn nên khởi kiện con nợ. Đây là cách đòi nợ khó đòi hiệu quả nhất bạn nên làm lúc này.
Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có tính cưỡng chế nhà nước buộc con nợ phải thực hiện. Nếu không, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của con nợ để thu hồi nợ.
– Tố cáo hành vi phạm tội:
Có những con nợ cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác. Chẳng bao giờ những người này tự nguyện trả nợ nếu không có cách thu hồi nợ khó đòi phù hợp.
Đó là những kẻ lừa đảo, lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Các dấu hiệu phải kể đến như:
– Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản;
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Nếu thuộc các trường hợp nêu trên, bạn cần tố cáo kẻ phạm tội tới cơ quan công an để xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Thuê công ty đòi nợ chuyên nghiệp:
Đòi nợ là nghề của họ. Hãy lựa chọn và tin tưởng ủy quyền cho công ty đòi nợ thuê hợp pháp, chuyên nghiệp giải quyết các khoản nợ của bạn.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, kể các các tổ chức tín dụng đã sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê và mang lại hiệu quả rõ rệt.
Chi phí phù hợp, nhiều kỹ năng, kinh nghiêm, đội ngũ nhân viên thu hồi nợ chuyên nghiệp, luôn bám sát khách hàng, thu hồi nợ nhanh chóng là các lợi thế nổi trội của họ.
Nhiều khách hàng băn khoăn khi tìm đến các công ty đòi nợ thuê. Tuy nhiên, nếu ai là người bạn có thể tin tưởng để nhờ cậy xử lý các khoản nợ khó đòi, thì đó chính là các công ty đòi nợ thuê.
>> Xem thêm: Có nên thuê công ty đòi nợ thuê thu hồi nợ hay không?
Công ty luật có thể làm điều này không? Họ có thể đại diện cho bạn giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Có. Nhưng Chậm. Không Chuyên. Không Hiệu quả. Kiện tụng biết đến bao giờ?
Hãy lựa chọn công ty đòi nợ thuê có uy tín, hợp pháp, chuyên nghiệp. Đây là cách thu hồi nợ khó đòi rất hiệu quả. Công ty CP Thu nợ Minh Tín chắc chắn là sự lựa chọn đáng tin cậy của mọi chủ nợ để xử lý, thu hồi nợ khó đòi.
Bình luận