Một công ty của Hàn Quốc tại Việt Nam tìm đến Công ty CP Thu nợ Minh Tín. Họ trao đổi có 3 lựa chọn để xử lý một khoản nợ lớn:
Tiến hành thủ tục khởi kiện đòi nợ
Sử dụng công ty đòi nợ thuê
Thuê các đối tượng giang hồ để cưỡng ép trả nợ
Họ phải quyết định: Có nên thuê công ty đòi nợ thuê hay không? Để báo cáo về trụ sở tại Hàn Quốc. Họ băn khoăn điều này. Chúng tôi tin rằng, nhiều chủ nợ khác cũng lâm vào tình huống tương tự. Để trả lời câu hỏi này, khách hàng cần cân nhắc đầy đủ các yếu tố dưới đây:
1. Tình trạng khoản nợ
Tình trạng khoản nợ là yếu tố quan trọng để khách hàng cân nhắc tự đòi nợ hay quyết định có nên thuê công ty đòi nợ hay không.
Khách hàng cần làm rõ các thông tin về tình trạng khoản nợ, bao gồm:
- Giá trị pháp lý hồ sơ công nợ:
Hồ sơ thanh toán có đầy đủ các tài liệu, văn bản theo quy định của pháp luật, thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hay chưa?
Chẳng hạn:
Đối với các khoản nợ về mua bán hàng hóa, hồ sơ thanh toán gồm:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Biên bản giao hàng
+ Biên bản nghiệm thu chất lượng, số lượng hàng hóa
+ Hóa đơn
Đối với các khoản nợ về thi công xây dựng, hồ sơ thanh toán gồm:
+ Hợp đồng xây lắp
+ Biên bản nghiệm thu hạng mục, giai đoạn, nghiệm thu công trình
+ Biên bản quyết toán
+ Hóa đơn
- Tình hình hoạt động của khách nợ:
Khách hàng còn hoạt động tại trụ sở không? Nếu con nợ là cá nhân thì có nơi cư trú ổn định không? ở đâu?
Công ty còn hoạt động không? Cá nhân có công việc ổn định không?
Khả năng tài chính của khách nợ:
Năng lực tài chính như thế nào? Có tài sản không? Có khả năng trả nợ không?
Thời điểm thanh toán gần nhất? Bao nhiêu tiền?
Thời gian phát sinh công nợ?
Chỉ xét về thời gian, nợ quá hạn trên 91 ngày được coi là nợ khó đòi.
Thái độ thiện chí, hợp tác của con nợ?
Chủ nợ có liên lạc được với khách nợ không? Khách nợ từ chối hay hứa hẹn trả nợ?
Có thái độ thách thức khởi kiện, thuê đòi nợ không, làm gì thì làm không?
Các thông tin nêu trên là cơ sở đánh giá được khả năng thu hồi khoản nợ. Thông tin càng bất lợi, khả năng đòi nợ càng giảm.
Chủ nợ có thể tự đòi nợ nếu hồ sơ công nợ có nhiều điểm có lợi. Con nợ có nhiều tiền, tài sản, thiện chí trả nợ. Con nợ là công ty lớn, uy tín…
Ngược lại, chủ nợ cân nhắc sử dụng dịch vụ đòi nợ chuyên nghiệp nếu hồ sơ có nhiều bất lợi.
2. Chi phí xử lý nợ
Muốn thuê dịch vụ đòi nợ phải có chi phí. Chắc chắn vậy. Chi phí dịch vụ đòi nợ có thể bao gồm các khoản chi phí ban đầu: công tác phí, chi phí khởi kiện… và thù lao dịch vụ (hoa đồng) thu về tương ứng với số tiền đã thu hồi. Thông thường, mức phí dịch vụ đòi nợ thuê không dưới 15% giá trị công ty được thu hồi.
Chi phí xử lý nợ quyết định việc có nên thuê công ty đòi nợ hay không
Nếu bạn/Công ty đưa ra định mức chi phí xử lý nợ quá thấp. 5% chẳng hạn. Bạn sẽ khó hợp tác được với các công ty đòi nợ thuê. Cách tốt nhất, có vẻ không có sự lựa chọn nào khác là bạn tự đi đòi nợ.
>> Tham khảo: 3 nguyên tắc xác định giá dịch vụ đòi nợ thuê
3. Có nên khởi kiện đòi nợ hay không?
- Không nên khởi kiện đòi nợ nếu:
– Hồ sơ không đủ giá trị pháp lý
– Muốn nhanh đòi được nợ
– Con nợ bỏ trốn khỏi trụ sở hoặc nơi ở
– Con nợ không có tài sản, không có khả năng trả nợ
- Nên khởi kiện đòi nợ nếu:
– Đàm phán thương lượng không hiệu quả
– Gây sức ép không thành công
– Con nợ có tiền, tài sản
– Cần có bản án, quyết định để yêu cầu cưỡng chế tài sản thu hồi nợ
– Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn con nợ tẩu tán tài sản
- Lưu ý:
– Khởi kiện nên là sự lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp đòi nợ khác không hiệu quả.
– Khởi kiện sẽ là biện pháp đòi nợ “chắc chắn” nhất nếu con nợ có tài sản (và không tẩu tán trong quá trình khởi kiện, thi hành án). Nó là biện pháp đòi nợ duy nhất giá trị bắt buộc thi hành được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của quyền lực nhà nước.
– Khởi kiện ở Việt Nam chưa bao giờ là biện pháp đòi nợ nhanh nhất. Do những hạn chế cố hữu của hệ thống tư pháp, Tòa án, Thi hành án và …
– Thay vì nghĩ đến khởi kiện đòi nợ, chủ nợ trước hết cần tìm hiểu có nên nhờ công ty đòi nợ thuê hay không.
4. Lợi thế, hạn chế của công ty luật thu hồi nợ
Luật sư, công ty luật có đội ngũ luật sư giàu kiến thức pháp lý, kinh nghiệm.
Họ tham gia các vụ việc đòi nợ với vai trò tư vấn, hoàn thiện hồ sơ công nợ, đàm phán thu hồi nợ; đại diện theo ủy quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong các vụ án dân sự.
Tuy nhiên, các luật sư, công ty luật ngày càng tỏ ra yếm thế trong việc hỗ trợ khách hàng thu hồi nợ. Con nợ không hợp tác, thách thức khởi kiện…
Họ đi kiện. Và đi kiện thì… lâu lắm, nhiều bất lợi lắm, tốn kém lắm. Không chắc chắn đòi được tiền. Có bản án rồi để đấy…
Như vậy, giữa công ty đòi nợ thuê và công ty luật thu hồi nợ, bạn đã có có câu trả lời cho câu hỏi: Có nên nhờ công ty đòi nợ thuê hay không?
5. Đừng bao giờ thuê giang hồ đòi nợ
- Bạn không là xã hội đen thì đừng dính đến dân xã hội, giang hồ đòi nợ.
- Thông tin về các vụ án xã hội đen giết người, chém người, bắt người, cưỡng đoạt tài sản đòi nợ nhan nhản.
- Rồi dân giang hồ không đòi được nợ quay trở lại quấy rối, yêu sách, đòi tiền chủ nợ.
- Rồi chủ nợ và dân đòi nợ thuê cùng đồng phạm về tội phạm này nọ…
- Có bao người thuê dân giang hồ đòi nợ phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
- Dĩ nhiên, cũng có vụ đòi được, có vụ không. Và có cái được, có cái mất. Cái gì cũng có hai mặt của nó.
Nếu:
- Bạn là người dân lương thiện
- Bạn là chủ doanh nghiệp có uy tín
- Bạn là người, doanh nghiệp thượng tôn pháp luật
- Bạn muốn đòi nợ đúng pháp luật
- Bạn đừng bao giờ thuê xã hội đen đòi nợ.
Tốt nhất, khi bạn lăn tăn giữa đòi nợ thuê hay giang hồ đòi nợ, hãy chọn công ty đòi nợ thuê.
6. Ra quyết định: có nên thuê công ty đòi nợ hay không?
Nếu muốn khởi kiện đòi nợ, bạn có thể chọn công ty luật, văn phòng luật sư hoặc công ty đòi nợ thuê.
Nếu muốn đòi nợ nhanh nhất, hiệu quả nhất, bạn nên chọn công ty đòi nợ thuê.
>> Tham khảo: 5 bí quyết giúp bạn lựa chọn công ty đòi nợ thuê uy tín
Vì sao có nên chọn công ty đòi nợ thuê ? Bởi công ty đòi nợ thuê có những ưu thế hơn hẳn, đó là:
- Đòi nợ là nghề của họ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đòi nợ chỉ được kinh doanh một ngành nghề duy nhất, đó là dịch vụ đòi nợ. Muốn tồn tại, họ phải đòi được nợ.
- Nhân viên đòi nợ chuyên nghiệp, có nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Họ là những chiến binh thực sự. Họ không bao giờ từ bỏ mục tiêu, kể cả bám sát con nợ 24/7. Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của họ là đòi được nợ.
- Phương pháp đòi nợ: Họ là các chuyên gia sáng tạo về phương pháp đòi nợ. Kiên định và linh hoạt. Mềm dẻo và mạnh mẽ. Mọi phương pháp đòi nợ phải bảo đảm hai yếu tố tiên quyết: Đúng Luật và Hiệu Quả.
Bình luận